Loving Blogger Template

15 địa điểm chụp ảnh cưới đẹp như mơ ở Đà Nẵng

Đà Nẵng vốn được thiên nhiên ban tặng đầy đủ các sắc thái núi, rừng, biển, đảo… vô cùng hùng vĩ. Dưới đây là một số địa điểm đẹp nhất để chụp ảnh cưới.


15. Chim Bồ Câu Tại Công viên Biển Đông (TP.Đà Nẵng), vào mỗi buổi sáng hay lúc chiều tà, hình ảnh đàn chim bồ câu hàng ngàn con chao lượn rồi sà xuống khoảng sân bên bở biển, đậu cả lên tay mỗi khi ai đó cho chúng ăn… Nơi đây cũng là địa điểm chụp ảnh cưới lý tưởng cho các đôi uyên ương.


14. Bà Nà Hills: Được mệnh danh là chốn tiên cảnh với khí hậu 4 mùa vô cùng đặc biệt, Bà Nà Hills là nơi các cặp đôi không thể không đến khi lựa chọn Đà Nẵng là địa điểm chụp ảnh cưới.


13. Bãi Biển Đà Nẵng: Tạp chí kinh tế hàng đầu của Mỹ Forbes đã bình chọn bãi biển Đà Nẵng là một trong sáu bãi biển quyến rũ nhất hành tinh, với cát trắng mịn, sóng biển ôn hòa, nước ấm quanh năm, cùng hàng dừa thơ mộng, đẹp tuyệt vời bao quanh.


12. Đèo Hải Vân là một địa danh ấn tượng. Đèo Hải Vân là con đường du lịch đẹp nhất Việt Nam như nó đã từng được phong tặng “Đệ nhất hùng quan”.


11. Đô thị cổ Hội An vẫn bảo tồn gần như nguyên trạng một quần thể di tích kiến trúc cổ gồm nhiều công trình nhà ở, hội quán, đình chùa, miếu mạo, giếng, cầu, nhà thờ tộc, bến cảng, chợ … những con đường phố hẹp chạy ngang dọc tạo thành các ô vuông kiểu bàn cờ.


10. InterContinental Danang Sun Peninsula, với địa thế hòa quyện tuyệt vời giữa cảnh quan thiên nhiên kỳ thú và lối kiến trúc tinh tế đầy sáng tạo, nơi đây xứng đáng là một trong những khu nghỉ dưỡng sinh thái đẹp và hiện đại vào loại bậc nhất của khu vực Châu Á.


9. Chùa Linh Ứng – Bãi Bụt, nơi hội tụ linh khí đất trời và lòng người hiện được xem là ngôi chùa lớn nhất ở thành phố Đà Nẵng cả về quy mô cũng như kiến trúc nghệ thuật.


8. Cây Đa Ngàn Năm
: Tại tiểu khu 63 thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà có rất nhiều cây đa tạo thành quần thể đa, trong quần thể này có một cây đa rất đẹp với nhiều rễ phụ rủ xuống đâm sâu vào lòng đất tạo nên nét đẹp hiếm nơi nào có được. nhiều người còn gọi Cây đa đại thụ là Bách niên đại thụ hay cây đa ngàn năm.


7. Ngũ Hành Sơn, kiệt tác ‘non bộ’ giữa lòng Đà Nẵng, nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 8 km về phía đông nam, Ngũ Hành Sơn sở hữu vẻ đẹp hội tụ của một vùng trời biển, non nước hữu tình với những giá trị lịch sử, văn hóa và tâm linh sâu sắc.


6. Hồ Xanh hay còn gọi là Hồ Bãi Bụt. Điểm hấp dẫn nhất của hồ xanh là vào mùa cỏ may, hoa lau mọc đầy, bồng bềnh như những áng mây, thu hút rất đông các bạn trẻ về đây chụp ảnh “tự sướng”. Và dĩ nhiên không thể thiếu các cặp uyên ương đến lưu lại những thời khắc đẹp nhất của mình.


5. Cầu Tình Yêu: Hình ảnh Cá chép hóa rồng được đặt bên bờ sông Hàn không chỉ có ý nghĩa về mặt thẩm mỹ mà còn trở thành biểu tượng mang đậm tính nghệ thuật và tín ngưỡng dân gian với hình ảnh cá chép vượt mọi khó khăn, hóa kiếp thành rồng.


4. Đồi Chè Đông Giang không chỉ làm người ta ngất ngây trước sự bình yên và nhẹ nhàng của nó mà đồi chè này còn sở hữu vẻ đẹp tinh nhàn khi sáng sớm về trên đồi.


3. Bãi Đa Sơn Trà là bãi nằm gần vị trí cây Đa ngàn năm, tên bãi Đa cũng được hình thành từ cây Đa ngàn năm này, ở khu vực này, có nhiều du khách đi câu cá dạng tự túc, khu vực này nước sâu, có nhiều mỏm đá.


2. Bán đảo Sơn Trà nằm cách trung tâm thành phố 10 km về phía đông, bán đảo được xem là “viên ngọc quý”, với bờ biển dài, uốn lượn, cùng hệ động thực vật đa dạng.


1. Lăng Cô là một thị trấn của huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Qua đèo Hải vân tầm 10km, đầm Lập An, Lăng cô lúc hoàng hôn xuống là một trong những địa điểm chụp ảnh cưới lãng mạn và hùng vĩ.


Những bức ảnh nguy hiểm chụp từ trên cao

Chống đẩy trên Lưỡi Quỷ, ngồi trên vách đá chênh vênh ở độ cao hàng trăm mét, đi trên cây cầu như trong cổ tích... là những hình ảnh khiến người xem vừa thích thú, vừa lo sợ.











N





















16 Khoảnh khắc vô tư của trẻ em trên khắp hành tinh

Ở bất cứ nơi nào trên thế giới, những đứa trẻ hồn nhiên, vô tư vui đùa với nhau luôn là những khoảnh khắc khiến ai cũng muốn "xin một vé đi tuổi thơ".




Khoảnh khắc hồn nhiên, vô tư của những đứa trẻ ở Indonesia.




Chơi đùa với nước.




Một em bé ở Nga đang câu cá dưới dòng sông băng.




Những đứa trẻ ở Myanmar đang chơi đá bóng.




Những đứa trẻ Tajikistan đang thỏa sức vui đùa.




Những chiếc xe tự chế của trẻ em Ấn Độ.




Hai chị em người Việt Nam.




Dù không có quả bóng, nhưng một chiếc thùng các tông cũng đủ để khiến cho tuổi thơ các bé Ghana vui hơn rất nhiều.




Câu cá.




Những đứa trẻ Thái Lan giữa đầm sen.




Trò chơi nhảy dây của trẻ em Nam Phi.




Xe đẩy tự chế.




Đùa với sóng.




Trò chơi thổi bong bóng của trẻ em Italy.




Nhảy dây.



Khoảnh khắc chơi đùa với nước của trẻ em Indonesia.
Nguồn: Sưu Tầm

Đèo Đăk Som - Đăk Nông thuộc TOP 18 đèo đẹp nhất Việt Nam

Trên những con đường xuyên Việt ra Bắc vào Nam, với địa hình nhiều đồi núi, đất nước hình chữ S xinh đẹp đã tạo ra những con đèo, mà du khách mỗi lần đi qua không thể nào quên được.Dù được coi là những cung đường hiểm trở, là nỗi ám ảnh của các tài xế đường dài, nhưng 18 con đèo dưới đây luôn hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ và kỳ vĩ của chúng.Và đã là những người đam mê du lịch bụi, đam mê phám khá, luôn tạo cho mình những thử thách để từ đó có khả năng sinh tồn trước mọi khó khăn thì không còn lạ lẫm với những con đèo đã đi vào huyền thoại như: Đèo Pha Đin, đèo Ô Quy Hồ, Đèo Hải Vân, Khau Phạ,…
1- Đèo Mã Pí Lèng – Con đường hạnh phúc Hà Giang: Là một trong “tứ đại danh đèo” của miền Bắc, cái tên Mã Pí Lèng có nghĩa là “Sống mũi ngựa”. Đây là cung đường chạy dài 20km, uốn quanh đỉnh núi Mã Pí Lèng cao 2.000m, đèo Mã Pí Lèng thuộc Cao nguyên đá Đồng Văn – một vùng núi đá được hình thành từ kỷ Devon cho đến kỷ Pecmi. Nối liền thành phố Hà Giang, Đồng Văn và huyện Mèo Vạc, con đèo này nổi tiếng với những cung đường uốn lượn vắt từ ngọn núi này sang ngọn núi khác. Đây có lẽ là lý do du khách thường gọi Mã Pí Lèng là vua của những cung đường hiểm trở nhất Việt Nam. Nên cũng dễ hiểu vì sao nơi đây trở thành địa điểm yêu thích khi chụp ảnh phong cảnh của những người đam mê nhiếp ảnh.


Mã Pí Lèng – Hà Giang.Con đường dành cho hạnh phúc.

2.Đèo Ô Quy Hồ : Được mệnh danh là con đèo hùng vĩ bậc nhất ở miền Bắc với chiều dài gần 50km nối liền hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu, đèo Ô Quy Hồ là một thách thức lớn đối với các tài xế đường dài, bởi cung đường hiểm trở, một bên là vực sâu và một bên là núi cao. Tuy nhiên, nếu vượt qua nỗi sợ hãi và trèo lên được tới đỉnh đèo ở độ cao gần 2.000 m, bạn sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng cả biển trời mây bồng bềnh như cõi thần tiên. Chính bởi vậy, nó còn có cái tên là Cổng Trời.

3.Đèo Pha Đin – Điện Biên : Đèo Pha Đin nằm trong hệ thống cao nguyên Tả Phìn, với hai đầu nằm ở hai tỉnh Sơn La và Tuấn Giáo Lai Châu. Với tổng chiều dài 32km,với điểm cao nhất là 1.648m, con đèo này có địa thế hết sức hiểm trở, một bên là vách đá dựng đứng, một bên là vực sâu thăm thẳm. Tên gọi đèo Pha Đin nguyên gốc xuất xứ từ tiếng Thái, nghĩa là “Trời và Đất”, hàm nghĩa nơi đây là chỗ tiếp giáp giữa trời và đất.Đứng trên đỉnh đèo để ngắm cảnh thiên nhiên có lẽ ai cũng phải mê hồn vì phong cảnh tuyệt vời của nó. Lưng chừng đèo mịt mờ mây phủ, dưới chân đèo là những bản làng lác đác. Tuy nhiên, khi lên đến gần đỉnh đèo thì hầu như không còn nhìn thấy bản làng nào mà chỉ còn nền trời xanh thẳm và núi rừng hùng vĩ như hòa quyện làm một.

4.Đèo Khau Phạ – Yên Bái : Đây là con đèo dài nhất trên tuyến quốc lộ 32 với độ dài trên 30km. Và cũng là một trong những cung đường đèo quanh co, dốc đứng thuộc hàng bậc nhất Việt Nam.Đèo nằm ở khu vực giáp giới giữa huyện Văn Chấn và huyện Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái. Đèo ở độ cao từ 1.200m đến 1.500m so với mực nước biển.Cái tên Khau Phạ có nghĩa là Sừng Trời. Khung cảnh đẹp nhất nhìn từ đèo Khau Phạ là vào mùa lúa chín (tháng 9 – tháng 10) đi qua nhiều địa danh nổi tiếng như La Pán Tẩn, Mù Cang Chải, Tú Lệ, Chế Cu Nha, Nậm Có. Ngoài những cánh đồng ruộng bậc thang trải dài miên man, nằm bên cung đường đèo quanh co của Khau Phạ còn cả những cánh rừng già mang đậm nét nguyên sơ, lưu giữ được nhiều loại động thực vật quý hiếm.Con đèo này đặc biệt nguy hiểm vào những ngày sương mù vì không có rào chắn hay bất kỳ biển cảnh báo nào.

5.Đèo Mã Phục – Cao Bằng: Sở dĩ đèo có tên như vậy vì hai bên đường quốc lộ có hai khối đá vôi, thành dựng đứng vào nhau như hai con ngựa nằm phủ phục. Đây là con đèo đẹp nhất trong các con đèo trên trục đường quốc lộ 3 từ Phủ Lỗ đến cửa khẩu Tà Nùng, cách Cao Bằng 22 km, thuộc xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh, là ranh giới huyện Hòa An và huyện Trà Lĩnh. Đặc biệt phong cảnh hai bên đèo rất đẹp, tới đây bạn sẽ được nhìn thấy những cánh đồng hoa tam giác mạch vào mùa xuân và những ruộng ngô xanh rì khi hè tới.Con đèo rộng và đẹp. Những dãy núi thâm thấp nối tiếp nhau, phía bên này dốc trải dài những cánh đồng hoa tam giác mạch tim tím vào mùa xuân và những ruộng ngô xanh rì khi hè tới. Khung cảnh tĩnh của một vùng sơn cước, không có tiếng ôtô ồn ã, không tiếng còi xe, không khói bụi mịt mù.

6.Đèo Bắc Sum – Hà Giang: Đèo Bắc Sum bắt đầu từ xã Minh Tân (Vị Xuyên) lên xã Quyết Tiến (Quản Bạ) được nhiều người ví như đèo Pha Đin của Hà Giang., đoạn đèo uốn lượn như những lọn vải xếp chồng lên nhau. Từ Hà Giang lên đường 4D, sẽ bắt gặp đoạn đường đột ngột nhỏ và vòng vèo theo chân núi, cũng là điểm bắt bắt đầu hành trình khám phá cao nguyên đá thú vị.Con đường ngoằn ngoèo như rắn uốn khúc đưa ta đến một miền đất đặc biệt của Hà Giang, vùng đá với khí hậu khác biệt, lạnh hơn dù chỉ cách nhau vài cây số. Từ đây nhìn xuống phía dưới là một con đường nhỏ uốn lượn, lúc thì trong mây, lúc trong nắng.

7.Đèo Thung Khe- Hòa Bình: Nằm giữa Tân Lạc và Mai Châu (Hòa Bình) trên đường quốc lộ 6, đèo Thung Khe hay đèo Đá Trắng buổi sớm là bầu trời trong trẻo, buổi trưa là nắng gắt trời xanh, buổi chiều dìu dịu với ánh nắng chiều và đêm là sương mù giăng khắp lối.Đã có rất nhiều người đi qua đèo Thung Khe mà không nhớ tên của con đèo trên mảnh đất Hòa Bình này. Đèo không hùng vĩ như Ô Quy Hồ đất Lào Cai, không cheo leo như Mã Pì Lèng của đất Hà Giang nhưng lại chứa đựng vô vàn hiểm nguy bất ngờ đối với bất kỳ tay lái nào.Thung Khe không có những dốc đứng, không có những cua tay áo cháy phanh nhưng lại nguy hiểm bởi những chiếc xe tải ngược xuôi mỗi ngày cùng màn sương mù đặc quánh mỗi chiều xuống và buổi sớm cản trở tầm nhìn.

8.Đèo Tam Điệp – Ninh Bình: Ba ngọn đèo nối tiếp nhau nằm trên quốc lộ 1A, thuộc dãy núi Tam Điệp, trên địa bàn thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình. Đèo và núi Tam Điệp còn có tên khác là Ba Dội. Ba dãy núi đá vôi chạy suốt từ tỉnh Hoà Bình đổ về, ăn ra tận biển Đông theo hướng Tây Bắc-Đông Nam đến đây hạ thấp xuống.Từ phía Bắc vào, đèo thứ nhất cao 68m, đèo thứ 2 ở giữa cao 110m, đèo thứ 3 cao 80m (so với mặt biển). Phía Bắc đèo Tam Điệp lại có một cửa ải hiểm yếu án ngữ. Núi đá đứng sừng sững hai bên, giữa là một lối đi – một thế núi hùng vĩ và cũng tuyệt mỹ. Vì thế đèo Tam Điệp là một phòng tuyến, phòng ngự lợi hại, mang vị trí chiến lược trong quân sự như bức tường thành thiên nhiên án ngữ con đường ra Bắc vào Nam của đất nước.

9.Đèo Ngang – Hà Tĩnh : Đèo Ngang hay còn có tên gọi khác là Hoàng Sơn Quan, thuộc địa phận xã Kỳ Nam, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tỉnh, cách thành phố Hà Tĩnh 75km về hướng nam. Đèo Ngang nằm trên quốc lộ 1A, nối hai tỉnh Hà Tĩnh và Quãng Bình.Phong cảnh đèo Ngang hùng vĩ, dưới chân đèo là những bãi tắm sạch, đẹp. Trên đèo có nhiều di tích lịch sử nổi tiếng và nhiều am, miếu cổ. Nơi đây được quy hoạch thành khu di lịch Đèo Ngang – Hòn La với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ và thơ mộng.Trên đỉnh đèo Ngang hiện còn “Cổng Trời” di tích của cửa ải Hoành Sơn Quan bằng gạch đá được xây vào năm 1833 thời vua Minh Mạng để kiểm soát việc qua đèo. Đứng trên đỉnh Ngoạn Mục để ngắm biển thì tuyệt đẹp, núi non kỳ vĩ, biển trời mênh mông.

10.Đèo Hải Vân : Đèo Hải Vân dài 20km, nằm ở giữa địa giới tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng thuộc dãy Trường Sơn. Với độ cao gần 500m so với mực nước biển, đèo Hải Vân nổi tiếng là đường đèo đẹp nhất và cũng hiểm trở nhất Việt Nam.Ở phía Nam của đèo, nhìn từ trên đèo xuống, TP Đà Nẵng hiện ra hiện đại, tráng lệ với những tòa nhà cao tầng, các nhà máy, ống khói vươn cao, nằm nép mình bên bờ biển xanh mềm mại, tỏa sáng như một viên ngọc trên biển đông.Ở phía Bắc đèo, thuộc địa phận Thừa Thiên Huế, đầm Lập An và làng chài Lăng Cô lại tạo nên một khung cảnh bình yên khác hẳn. Những ngôi nhà khang trang ngói mới soi mình xuống biển xanh thăm thẳm, những cồn cát trắng tinh khôi trải dài tít tắp, phía xa là dãy núi điệp trùng với mây trắng bao phủ, vút cao ở lưng chừng trời là cầu lên hầm Hải Vân chạy thẳng vào lòng núi. Tất cả tạo thành một bức tranh nên thơ khiến du khách chỉ có thể đứng lặm ngắm nhìn…

11.Đèo Cù Mông: Đèo Cù Mông là một đèo ngắn nhưng hiểm trở nhất nhì Việt Nam. Đèo nằm trên quốc lộ 1A, là ranh giới giữa hai tỉnh Bình Định – Phú Yên, dài 7km, đỉnh cao 245m, đường nhiều dốc, có nhiều khúc cua gấp, hai bên là núi cao.Theo một vài tư liệu, đèo Cù Mông chính là ranh giới của hai nước Đại Việt và Chiêm Thành ở gần cuối thế kỷ thứ 15. Huyền thoại về tên đèo Cù Mông còn được lưu giữ tới ngày nay là do thế núi nằm trải dài từ cao nguyên An Khê, Gia Lai đổ ra biển, giống như con rồng nằm phủ phục mà đầu là Xuân Lộc ra tới Gành Ráng, đuôi níu giữ dãy Ngok Linh.

12.Đèo Cả : Đèo Cả dài 12km, nằm trên quốc lộ 1A tiếp giáp với biển, là địa danh nối liền hai tỉnh Phú Yên – Khánh Hòa. Là một trong những đèo có địa hình hiểm trở bậc nhất miền Trung thế nhưng với vẻ đẹp rất riêng của mình, đèo Cả đã chinh phục hàng vạn khách thập phương.Từ địa phận Phú Yên đến thị trấn Đại Lãnh (địa phận tỉnh Khánh Hòa), từ trên cao nhìn xuống, đèo Cả lung linh như một bức tranh thủy mặc khổng lồ in bóng dưới làn nước biển trong vắt. Ở đây, thiên nhiên được vẽ nên bằng những gam màu xanh sống động, dịu mát với sự pha trộn hài hòa của đất trời và biển đảo.

13.Đèo Hòn Giao: còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như đèo Khánh Lê, đèo 723, đèo Omega, hay đèo Long Lanh. Nằm trong tuyến tỉnh lộ 723 nối liền thành phố biển Nha Trang tỉnh Khánh Hòa với thành phố ngàn hoa Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng. Đèo Hòn Giao có chiều dài lên đến 33 km được mệnh danh là đèo dài nhất và một trong những cung đèo đẹp nhất Việt Nam.Đường đèo đi qua nhiều đồi núi hiểm trở từ rừng thông bạt ngàn đến những cánh rừng nguyên sinh quý hiếm bậc nhất Việt Nam của Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà. Để trải nghiệm được hết vẻ đẹp tự nhiên của cung đèo này, tốt hơn hết bạn nên tự mình lướt trên xe máy và mang theo máy ảnh để ghi lại khoảnh khắc đắm mình trong sương mù với cảnh vật xung quanh đẹp đến ngỡ ngàng.

14.Đèo Ngoạn Mục : Có thể nói Ngoạn Mục là một trong những đường đèo đẹp nhất Việt Nam. Chính tên đèo đã phần nào phản ánh được sự hấp dẫn của nó. Đèo dài 18,5km kéo dài từ độ cao 200m đến 980m. Đây cũng là đèo có độ dốc lớn nhất ở các tỉnh phía Nam.Trước đây, con đường này là tuyến đường chính từ Nha Trang – Phan Rang sang Đà Lạt và cũng là tuyến đường hấp dẫn những tour du lịch khám phá. Đường đèo uốn lượn theo triền đồi tạo hình vòng sóng, tầng lớp. Dọc theo đường đèo là rừng cây xanh, thác nước, và những mảng mây trắng. Con đường đèo dốc này chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng ven biển Nam Trung bộ với cao nguyên Đà Lạt bằng sự quyến rũ lãng mạn và hùng vĩ.

15.Đèo Bảo Lộc : Là con đường đầy thử thách bắt buộc phải đi qua mới đến được Đà Lạt nếu du khách đi từ hướng Tp. Hồ Chí Minh, đèo Bảo Lộc – một hành trình vừa tạo háo hức vừa mang hồi hộp đến với nhiều du khách trước khi đến Đà Lạt. Tuy nhiên với người yêu phong cảnh núi rừng và thích trải nghiệm những khoảnh khắc thử thách này, thì đèo Bảo Lộc cũng được xem là một trong những điểm du lịch thú vị không kém những điểm du lịch Đà Lạt nổi tiếng khác. Đường đèo Bảo Lộc còn có tên gọi khác là Đèo Ba Cô gắn với câu chuyện kì bí ma mị, về cái chết oan uổng nào đó của ba cô gái trẻ. Cũng không rõ từ khi nào, câu chuyện bi ai với nhiều biến tấu, nhiều tình tiết thêu dệt đã làm cho đèo Bảo Lộc đã có chút nguy hiểm, lại càng tạo thêm nhiều tưởng tượng nơi du khách khi có dịp đi qua đèo. Có chiều dài khoảng 10km hơn, thuộc địa phận thành phố Bảo Lộc và cách Đà Lạt hơn 100km, đèo Bảo Lộc từ khi được mở vào năm 1973 đến nay, cũng trải qua nhiều thăng trầm. Thăng trầm ở đây là bởi địa hình đèo hiểm trở, một bên là đồi núi một bên là vực thẳm hun hút. Những mùa mưa bão, phía trên đồi thường xảy ra sạt lở cây đổ xuống, chắn ngang đường, phía vực hay có vỡ bờ, không biết đã qua bao phen phải chịu cảnh ùn tắc giao thông.

16.Đèo Prenn: Đường đèo Prenn dài 10,5km, lộ giới: 27m, từ đường Đ ố ng Đa đến cầu Prenn và ở trong địa phận phường III.Đường đèo Prenn do nhà thầu Gross xây dựng từ tháng 2/1943.Đường có 79 đoạn cong (18 đoạn cong có bán kính 40m, các đoạn cong khác có bán kính 50 – 1.000m), độ nghiêng tối đa 3 -7%.Đường chạy ngang qua khu rừng thông ba lá và rừng nguyên sinh.17.Đèo Phượng Hoàng: Đèo Phượng Hoàng là con đèo nằm trên quốc lộ 26 đoạn giáp ranh giữa tỉnh Đăk Lăk với Khánh Hòa.Đèo có chiều dài 12 km, thuộc địa phận huyện M’Drăk, và là cửa ngõ phía Đông của tỉnh Đăk Lăk. Trước đây, đây là một con đèo rất nguy hiểm, nhưng hiện tại đã được cải tạo nhiều và mở rộng tầm nhìn tại các khúc quanh.Trong những năm Chiến tranh Việt Nam, Quân đội Hoa Kỳ đã rải rất nhiều thuốc khai hoang ở đây khiến một thời gian rất lâu sau chiến tranh, các quả đồi vẫn trơ trụi cây cối, chỉ có cỏ ba cạnh và cỏ tranh ngút ngàn. Trong những năm gần đây nhờ, sự nỗ lực của những người dân M’Drăk và ngành lâm nghiệp tỉnh, đèo đã dần xanh trở lại.18.Đèo Dak Som

Nguồn ảnh: Nguyễn Minh Quang
Nguồn bài viết: Sưu tầm
Được tạo bởi Blogger.